Liên kết với Lưu chống Tào Tôn_Quyền

Tượng của Tôn Quyền.

Ngay sau đó, khi Tào Tháo rút lui, Tôn Quyền xua quân chiếm lấy miền bắc Kinh Châu. Lưu Bị thì kéo quân đến thu phục nam Kinh châu. Liên minh Tôn - Lưu có một bước tiến xa hơn bằng cuộc hôn nhân của em gái Tôn Quyền, Tôn Thượng Hương, với Lưu Bị[10][11]. Chu Du có ý nghi ngờ Lưu Bị, nên đề xuất với Tôn Quyền hãy nhân khi Lưu bị sang Ngô đón dâu sẽ ngầm giam giữ ông ta lại (dù vẫn đối xử tốt) và dùng Lưu Bị làm con tin buộc quân sĩ của ông ta nghe lời họ Tôn; Tôn Quyền, lại cho rằng quân của Lưu Bị sẽ nổi loạn nếu ông làm như vậy, nên đã từ chối. Tôn Quyền đồng ý với kế hoạch của Chu Du là gây chiến với Lưu ChươngTrương Lỗ (người kiểm soát phần đất hiện nay là phía nam Thiểm Tây) để khuếch trương sang lãnh thổ của họ, nhưng sau khi Chu Du hoăng vào năm 210, kế hoạch này bị bác bỏ. Tuy nhiên, Tôn Quyền đã thành công trong việc thuyết phục các lãnh chúa đóng ở vùng đất hiện nay là Quảng Đông, Quảng Tây, và miền bắc Việt Nam xưng thần với ông, họ những vùng này trở thành lãnh thổ của Đông Ngô. Tôn Quyền sau đó đồng ý trao quyền quản lý miền bắc Kinh châu cho Lưu Bị, vì Lưu Bị nói rằng miền nam Kinh châu không đủ lương thực để cung cấp cho quân đội của ông ta. Cùng lúc này, Tôn Quyền chỉ định Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu (刺史) thay cho Lại Cung. Sĩ Nhiếp cùng các tướng dưới quyền đều xin tuân lời Bộ Chất. Tôn Quyền nắm quyền cai quản Giao Châu.

Năm 211, Tôn Quyền dời trị sở từ Đan Đồ về Mạt Lăng, năm sau xây dựng lại thành trì ở đây và đổi tên là Kiến Nghiệp. Trị sở mới này giúp ông cai quản tốt hơn vùng hạ lưu Trường Giang và thuận tiện cho việc liên lạc với các tướng lĩnh đóng ở các nơi. Ông cũng cho xây pháo đài tại tại Nhu Tu, theo kế của Lã Mông để ngăn chặn sự tấn công từ Tào Tháo[12]. Năm 212, Lưu Bị vào Xuyên, Tôn Quyền sai Chu Thiện sang Kinh Châu lấy cớ Quốc thái bệnh nặng mà đón em gái là Tôn Thượng Hương về Đông Ngô.

Lã Mông đề xuất bắc phạt vào đầu năm 213. Tôn Quyền đích thân dẫn quân đến Nhu Tu và nhờ vào các pháo đài của Lã Mông dựng lên để chống lại các đợt phản kích của quân Tào. Vào thời điểm đó, Tào Tháo cử thủy quân cố gắng phá vỡ phòng tuyết của Tôn Quyền, nhưng bị các tàu của Tôn Quyền bao vây và tiêu diệt. Cuối cùng, các pháo đài của Lã Mông phòng thủ chắc chắn và khi mưu mùa xuân đến, Tào Tháo phải triệt thoái[12][13].

Sau thất bại của Tào Tháo tại Nhu Tu, nhiều người dân ở lưu vực sông Dương Tử chạy về phía nam theo Tôn Quyền. Ngoại trừ Vạn An và những vùng gần đó, thì miền đất ven sông gần như bỏ hoang. Năm 214, Tào Tháo sai Chu Quảng đến Vạn An để gầy dựng lại vùng đất này và củng cố nó dưới quyền kiểm soát của Tào Tháo. Chu Quảng thực hiện các chánh sách nông nghiệp, và cũng thường kích động các toán cướp nổi loạn quấy nhiễu đất của Tôn Quyền. Lã Mông sợ rằng nếu chánh sách của Chu Quảng thành công, sẽ củng cố nền thống trị của Tào Tháo ở vùng đất này và không dễ gì chiếm lại được. Tôn Quyền theo lời Lã Mông nhân khi mùa nước lũ mà cho thủy quân đến thành, tấn công bất ngờ. Thay vì chiến đấu lâu dài, Lã Mông, Cam NinhLăng Thống dùng chiến thuật đánh nhanh phá vỡ các phòng tuyến của Chu Quảng, bao vây thành trì[14].

Sau khi Lưu Bị chinh phạt được Ích Châu, ông ta đã có đủ nguồn lương thực để cung cấp cho quân đội, nên Tôn Quyền cử Lỗ Túc làm sứ thần sang đòi Kinh Châu, nhưng Lưu Bị từ chối. Tôn Quyền bèn cử Lã MôngLăng Thống dẫn 20, 000 người đánh vào nam Kinh Châu và họ bao vây các thành Trường Sa, Quế DươngLan Lăng. Lúc này, Lỗ TúcCam Ninh tiến đến Ích Dương (益陽) với 10, 000 người (để ngăn cản Quan Công) và đảm nhận việc chỉ huy quân ở Lục Khẩu (陸口). Lưu Bị đích thân tới Công An và Quan Công dẫn 30, 000 quân tới Ích Dương. Khi tin tức về cuộc chiến bay về Hứa Xương, Tào Tháo tìm cách tấn công Hán Trung buộc Lưu Bị, phải tìm cách kí hiệp ước hòa bình với Tôn Quyền để phòng ngừa việc Tào Tháo chiếm giữ Hán Trung. Lưu Bị yêu cầu Tôn Quyền trả lại Lan Lăng cho mình; đổi lại, Lưu Bị cắt Trường SaQuý Dương cho Tôn Quyền, lấy sông Tương làm ranh giới[14].

Tháng 8 năm 214, Tôn Quyền thấy Tào Tháo đang giao chiến với Mã Siêu ở, bèn dẫn 16 vạn quân tiến đến Lục Khẩu, chuẩn bị đánh Hợp Phì. Tướng ở Hợp Phì là Trương Liêu sai người đến chỗ Tào Tháo xin viện quân. Tào Tháo sai Trương Liêu, Lý Điển ra chống, còn Nhạc Tiến thủ thành. Trương Liêu cho rằng quân của Tôn Quyền thế nào cũng đánh Ngã Môn, muốn cho quân tập kích ở đó đánh Tôn Quyền[14].

Trương Liêu tuyển 800 quân, cưỡi ngựa đi đầu xông vào trận địch, chém chết 2 viên tướng của Tôn Quyền, rồi rút lui để nhử. Quân Ngô mắc mưu đuổi theo. Trương Liêu bí mất chặt đôi cầu Tiêu Diêu để bắt sống Tôn Quyền rồi đặt mai phục ở đó. Qua cầu Tiêu Diêu, quân Ngô bị mai phục, còn cầu đã bị cắt đôi. Trong tình thế nguy cấp, may nhờ viên nha tướng chỉ mẹo nên Tôn Quyền cố gắng thúc ngựa bay qua cầu. Quân Ngô thiệt hại nặng, phải rút lui[14].

Năm 216, Lỗ Túc chết, quân chánh Đông Ngô rơi vào tay Lã Mông. Năm 217, Tào Tháo lại đánh Nhu Tu lần nữa. Tôn Quyền đích thân dẫn 70, 000 quân tới cố thủ thành trì, mặc dù quyền chỉ huy quân đội thực tế thuộc về Lã Mông. Đó là một chiến dịch quyết liệt, và sau nhiều tuần giao tranh, quân Lã Mông giữ vững thành trì và mưu mùa xuân lại đến thì Tào Tháo phải rút lui[15].

Song, đó không phải là chiến thắng quyết định. Hầu hết quân Tào Tháo vẫn còn và còn có lực lượng lớn của Hạ Hầu Đôn đóng ở nay mặt bắc của Tôn Quyền. Điều này dẫn đến thế bế tắc vì khi Tôn Quyền giữ quân ở Nhu Tu, Hạ Hầu Đôn không thể tiến quân đánh xuống phía nam; nhưng sau khi Tôn Quyền rời khỏi Nhu Tu, Hạ Hầu Đôn sẽ lập tức gây chiến. Cũng vì lực lượng của Hạ Hầu Đôn quá đông nên khó có thể đuổi đi được. Tôn Quyền nhận thấy dùng binh không thuận lợi, vì thế dùng đến biện pháp ngoại giao. Năm 217, Tôn Quyền kết minh với Tào Tháo, công nhận Tháo là người đại diện hợp pháp của triều đình Hán[15][16]. Về danh nghĩa là Tôn Quyền đã hàng Tào, Tào Tháo biết rằng Tôn Quyền sẽ không hài lòng nếu bị mình đối xử như bề tôi nên ông ta đồng ý cho Tôn Quyền giữ lại hầu hết các tước hiệu tự xưng khi trước và có toàn quyền cai quản Giang Đông. Tôn Quyền được phép tiếp tục cai trị độc lập nhưng về danh nghĩa là chư hầu của họ Tào.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tôn_Quyền http://www.anu.edu.au/asianstudies/decrespigny/gos... http://ent.chinadaily.com.cn/2017-11/24/content_34... http://news.sina.com.cn/c/cul/2006-06-17/063492253... http://ent.163.com/17/0616/16/CN2JKIFC000380EN.htm... http://news.52fuqing.com/newsshow-1294788.html http://boxofficemojo.com/intl/italy/?yr=2009&wk=46... http://boxofficemojo.com/movies/intl/?page=&countr... http://boxofficemojo.com/movies/intl/?page=&countr... http://www.haotui.com/baike/%C8%FD%B9%FA%D1%DD%D2%... http://www.magpictures.com/resources/presskits/red...